Với nhà đầu tư mới tìm hiểu về chứng khoán thì việc đầu tiên cần làm để có thể đầu tư chứng khoán chính là mở tài khoản chứng khoán. Và nhiều nhà đầu tư thường hỏi mình câu hỏi là Nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào tốt nhất 2023?
Có khá nhiều vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn xem nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu. Trong đó có những vấn đề như thủ tục mở tài khoản chứng khoán có đơn giản, nhanh gọn không? Phí giao dịch ở công ty chứng khoán nào rẻ nhất? Hệ thống giao dịch dùng có đơn giản không, có thân thiện không? Có dịch vụ, nhân viên tư vấn hỗ trợ hay không?
Tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm khi lựa chọn công ty để mở tài khoản chứng khoán sẽ được giải đáp cụ thể và đầy đủ trong nội dung bài viết này. Qua bài viết bạn sẽ biết được là nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty chứng khoán nào tốt nhất!
Nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào 2023?
Có khá nhiều tiêu chí để cân nhắc lựa chọn nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào. Mình sẽ đi qua những tiêu chí quan trọng nhất để giúp bạn hiểu và đưa ra quyết định một cách dễ dàng nhất. Dưới đây là những yếu tố bạn cần cân nhắc khi lựa chọn công ty chứng khoán để mở tài khoản.
Uy tín và thương hiệu của Công ty chứng khoán
Hiện nay trên thị trường có hơn 70 công ty chứng khoán đang hoạt động. Vì vậy, việc lựa chọn công ty chứng khoán để mở tài khoản chắc chắn không phải là một công việc dễ dàng. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng thường chọn mở tài khoản chứng khoán ở các công ty chứng khoán lớn (vốn lớn, quy mô thị phần lớn và có uy tín, được nhiều người biết đến).
Những công ty chứng khoán lớn thường cũng là những công ty chứng khoán uy tín để bạn có thể yên tâm lựa chọn. Một số công ty chứng khoán lớn, uy tín đang nắm giữ thị phần môi giới lớn trên thị trường có thể kể đến gồm:
SSI – Công ty cổ phần chứng khoán SSI
VPS – Công ty cổ phần chứng khoán VPS
HSC – Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Pinetree – Công ty chứng khoán Pinetree
VND – Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
Mirae Asset – Công ty TNHH chứng khoán Mirae Asset VN
ACBS – Công ty cổ phần chứng khoán ACB
MBS – Công ty cổ phần chứng khoán MB
BSI – Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
FPTS – Công ty cổ phần chứng khoán FPT
VCSC – Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt
TCBS – Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ Thương
Nếu xét về tiêu chí uy tín, thương hiệu thì bạn có thể lựa chọn bất kỳ công ty chứng khoán nào trong danh sách ở trên. Đây đều là những công ty chứng khoán lớn trên thị trường. Bạn chỉ nên hạn chế mở tài khoản ở những công ty chứng khoán quá nhỏ mà thôi.
Những công ty chứng khoán nắm giữ từ vài phần trăm thị phần môi giới trên thị trường đều là những công ty chứng khoán rất lớn rồi. Ví dụ như dưới đây là Thống kê thị phần môi giới chứng khoán trên HOSE trong Quí I/2021. Công ty chứng khoán có thị phần môi giới khoảng 3% là vào Top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất rồi.
Tiêu chí về uy tín, thương hiệu chỉ là một trong những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn công ty để mở tài khoản chứng khoán. Việc quyết định nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào bạn sẽ cần phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Thủ tục mở tài khoản chứng khoán có đơn giản không?
Thủ tục mở tài khoản chứng khoán vốn khá đơn giản và cũng giống thủ tục mở tài khoản ngân hàng. Thông thường, bạn cứ cầm theo CMND/ CCCD tới văn phòng giao dịch của bất kỳ công ty chứng khoán nào là có thể mở tài khoản chỉ trong vài phút là xong. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn mọi người chọn mở tài khoản chứng khoán online vì hình thức này rất thuận tiện.
Hầu hết các công ty chứng khoán lớn hiện nay đã hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán 100% online. Một số công ty như SSI, VNDirect, hay HSC…thì sau khi đăng ký mở tài khoản online, bạn sẽ nhận được hợp đồng bản pdf gửi qua email. Bạn sẽ cần ký hợp đồng và gửi chuyển phát về cho công ty chứng khoán.
Một số công ty chứng khoán khác thì đã triển khai hợp đồng điện tử. Bạn chỉ cần ký trực tiếp lên file điện tử, xác nhận bằng mã OTP gửi tới số điện thoại là xong thủ tục mở tài khoản chứng khoán. Bạn yên tâm là quy trình mở tài khoản chứng khoán online rất an toàn với phương thức xác thực eKYC (quay video khuôn mặt).
Tiêu biểu trong số các công ty chứng khoán triển khai sớm và thuận thiện thủ tục mở tài khoản chứng khoán hoàn toàn online thì có VPS, TCBS, Pinetree…Hiện nay, chỉ cần thao tác vài phút là bạn sẽ có ngay tài khoản chứng khoán. Bạn có thể đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS và TCBS theo link dưới đây:
=> Đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS online TẠI ĐÂY
=> Mở tài khoản chứng khoán TCBS online TẠI ĐÂY
Hệ thống phần mềm, ứng dụng giao dịch có thuận tiện không?
Nếu bạn giao dịch chứng khoán thường xuyên thì giao diện, hệ thống của công ty chứng khoán cũng là điểm rất đáng quan tâm. Giao diện dễ sử dụng thì dùng vẫn thích hơn đúng không nào. Mình đã từng dùng qua nhiều hệ thống giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán khác nhau. Điểm chung là nguyên tắc giao dịch đặt lệnh mua bán chứng khoán thì đều giống nhau hết, nên mình cũng không gặp khó khăn gì cả.
Mình đã dùng qua hệ thống giao dịch chứng khoán của SSI, VPS, VND, TCBS, MBS, Pinetree, TPS, HSC, DNSE…thì mình thấy hệ thống nào thì dùng một vài lần đều sẽ quen thôi. Tuy nhiên, xét về tính thân thiện với người dùng thì hệ thống giao dịch của chứng khoán của VNDirect, MBS, Pinetree là những bên mình thích dùng nhất.
Hệ thống giao dịch, app của TPS, TCBS, DNSE dùng kém thân thiện nhất. Những bên này dùng thực sự là không thích vì giao diện rối, không thân thiện với người dùng.
Thuế, phí khi giao dịch chứng khoán
Với các nhà đầu tư cá nhân sẽ có một vài loại phí cơ bản và thuế thu nhập cá nhân khi tham gia đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Mình sẽ đi qua từng loại phí giao dịch và thuế để bạn nắm được. Có một số bạn hỏi là mở tài khoản chứng khoán có mất phí không mình trả lời luôn là không nhé.
Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán miễn phí ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau để trải nghiệm rồi xem bên nào phù hợp nhất với mình thì sử dụng lâu dài.
Phí giao dịch (bắt buộc và là khoản phí tốn kém nhất): Đây là khoản phí mà công ty chứng khoán sẽ thu hai chiều của cả người mua và người bán. Đây chính là phí giao dịch khi bạn mua/bán chứng khoán và được gọi là phí môi giới chứng khoán.
Hiện nay, mức phí này áp dụng đối với giao dịch online qua web/app chứng khoán phổ biến ở mức từ 0,1% – 0,25% giá trị giao dịch tùy theo công ty. Một số công ty chứng khoán có thể áp dụng mức phí cao hơn mức này. Một số ít công ty chứng khoán hiện nay đang miễn phí giao dịch.
Khoản phí này nhìn qua thì tưởng chừng là khá nhỏ nhưng khi bạn mua bán nhiều thì mỗi năm tích lại số tiền phí môi giới bạn trả cho công ty chứng khoán sẽ trở thành một số tiền khổng lồ. Vì vậy, hãy ưu tiên mở tài khoản ở các công ty chứng khoán có phí rẻ hoặc miễn phí giao dịch.
Bảng so sánh dưới đây mình thống kê mức phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán hàng đầu thị trường. Đây là mức phí áp dụng với các nhà đầu tư chủ động tự thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán online qua web/app của công ty chứng khoán. Bạn lưu ý là mức phí này là mức phí tối thiểu áp dụng khi bạn tự giao dịch online mà không cần nhân viên môi giới tư vấn hay hỗ trợ đặt lệnh.
Các công ty chứng khoán thu phí môi giới nhiều hơn 0.15% như SSI, HSC, BSC…là những công ty nên tránh. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mức phí giao dịch này có thể thay đổi. Thời điểm bạn đọc bài viết này có thể mức phí của các công ty chứng khoán đã khác mà mình chưa kịp cập nhật.
Biểu phí giao dịch chứng khoán của SSI
Phí lưu ký chứng khoán (bắt buộc và thường không nhiều): Đây là khoản phí bạn phải trả cho công ty chứng khoán vì họ thu giúp Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Khoản phí này thu hàng tháng và thường cũng ít nhà đầu tư để ý vì nó không nhiều. Mức phí lưu ký tiêu chuẩn là 0,30đ/cổ phiếu/tháng. Nếu bạn có 100.000 cổ phiếu thì mỗi tháng sẽ mất 30.000đ phí lưu ký.
Thuế thu nhập cá nhân (khấu trừ 0.1% giá trị bán): Giống nhau ở tất cả các công ty chứng khoán. Ngay khi bạn bán cổ phiếu, các công ty chứng khoán sẽ tự động khấu trừ thuế TNCN từ việc bạn chuyển nhượng cổ phiếu. Thuế TNCN chỉ phát sinh khi bạn bán cổ phiếu, không phát sinh khi bạn mua cổ phiếu.
Phí chuyển tiền (ít khi phát sinh): Nếu bạn chuyển tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán thì cũng có thể phát sinh phí chuyển tiền. Các công ty chứng khoán sẽ thu phí theo biểu giá của các ngân hàng (thường từ 8.000đ – 11.000đ/ giao dịch) và cũng có những công ty chứng khoán miễn khoản phí này.
Phí dịch vụ nhân viên môi giới (không bắt buộc): Nếu bạn sử dụng dịch vụ môi giới, tư vấn hỗ trợ của các nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán thì bạn sẽ phát sinh thêm các khoản phí môi giới. Khoản phí này thì tùy công ty, tùy mức độ dịch vụ bạn sử dụng mà sẽ dao động rất đa dạng có thể lên từ 0,15%-0,5% giá trị giao dịch hoặc cao hơn nữa.
Mỗi năm bạn sẽ tốn bao nhiêu thuế, phí?
Với giả định là nhà đầu tư cá nhân có số tiền 1 tỷ đồng, một năm quay vòng cổ phiếu 2 lần (6 tháng/1 lần) và mình không tính tới lãi lỗ khi bán cổ phiếu. Mình sẽ giúp bạn ước lượng các khoản phí sẽ phát sinh trong 1 năm để bạn có thể hình dung rõ hơn.
– Phí giao dịch: 1 Tỷ x 4 (2 lần mua và 2 lần bán) x 0,15% = 6.000.000đ. Nếu mức phí giao dịch là 0,25% thì phí giao dịch sẽ là 10.000.000đ. Như vậy bạn sẽ thấy chọn công ty chứng khoán có mức phí rẻ sẽ tốt hơn mở tài khoản chứng khoán ở công ty có phí môi giới cao.
– Phí lưu ký: Giả sử cổ phiếu bạn sở hữu có giá trung bình là 10.000đ thì phí lưu ký 1 năm sẽ là: 1.000.000.000/10.000 x 0,3 x 12 = 360.000đ
– Thuế TNCN (các công ty chứng khoán đều khấu trừ thu giống nhau): Hai lần bán là 1.000.000.000 x 2 x 0,1% = 2.000.000đ
Với giả thiết 1 năm bạn quay vòng cổ phiếu 2 lần thì mức phí, thuế là như vậy. Trường hợp bạn lướt sóng cổ phiếu nhiều thì các khoản phí giao dịch cũng sẽ tăng theo. Chính vì vậy, lựa chọn công ty chứng khoán có mức phí môi giới rẻ là rất quan trọng khi mở tài khoản. Hiện tại, có VPS đang miễn phí môi giới chứng khoán trong vòng 3 tháng đầu tiên khi bạn mở tài khoản, sau 3 tháng đầu mức phí là 0.1%.
Sản phẩm đầu tư đa dạng (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ)
Nếu bạn có nhu cầu đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ thì việc lựa chọn công ty chứng khoán khá quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty chứng khoán nhưng chỉ có một số công ty có sản phẩm trái phiếu để bạn đầu tư.
Trên thị trường, TCBS là đơn vị môi giới nhiều sản phẩm trái phiếu nhất. Nếu mở tài khoản chứng khoán ở TCBS thì bạn có thể rất dễ dàng đầu tư trái phiếu ngay trên tài khoản chứng khoán của mình. TCBS có mối quan hệ kinh doanh lâu năm với những tập đoàn lớn như Vingroup, Masan…Nên các sản phẩm trái phiếu của TCBS rất đa dạng để bạn lựa chọn. Ngoài ra, TCBS cũng có sản phẩm chứng chỉ quỹ trái phiếu TCBF được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh TCBS thì một số công ty chứng khoán khác như VPS, SSI, VNDirect cũng là những công ty thường xuyên bán các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp mà bạn có thể cân nhắc để mở tài khoản.
Top 5 công ty nên mở tài khoản chứng khoán 2023
Thực ra thì theo cá nhân mình đánh giá, hầu hết những tiêu chí về hệ thống, về công nghệ, về sản phẩm, thủ tục…là những yếu tố bạn cũng sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn công ty để mở tài khoản chứng khoán. Nhưng đó là những tiêu chí thứ yếu. Tiêu chí quan trọng hàng đầu mình cho rằng tất cả các nhà đầu tư cần chú ý chính là phí giao dịch.
Trừ trường hợp bạn có nhân viên tư vấn, môi giới có tâm, có trình độ hỗ trợ thì không nói. Phần lớn những nhà đầu tư lựa chọn tự mình nghiên cứu, đầu tư thì nên mở tài khoản chứng khoán ở các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch. Đó là lý do Pinetree, DNSE chắc chắn là những công ty tốt nhất để bạn mở tài khoản chứng khoán. Những công ty này không có nhân viên môi giới, vì vậy bạn cần xác định trước là sẽ không có sự hỗ trợ từ môi giới khi mở tài khoản chứng khoán ở Pinetree, DNSE.
1. Công ty chứng khoán Pinetree
Chứng khoán Pinetree đã có mặt ở Việt Nam khá lâu nhưng họ ít quảng bá nên chưa có nhiều khách hàng biết tới. Hiện nay, Pinetree là công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường miễn hoàn toàn phí giao dịch. Nếu bạn thường xuyên lướt sóng cổ phiếu thì mở tài khoản ở Pinetree sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả đống phí giao dịch mỗi tháng.
Mình đã dùng dịch vụ của Pinetree được vài năm nay. Hệ thống giao dịch trên Web và ứng dụng PineX của Pinetree dùng cũng khá thân thiện. Dùng tài khoản chứng khoán Pinetree vài năm nay, mình thực sự rất hài lòng về số tiền phí tiết kiệm được trong đầu tư chứng khoán.
Pinetree là công ty thành viên của Hanwha Investment and Securities Co.Ltd., thuộc tập đoàn Hanwha, một trong bảy tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Hiện nay thủ tục đăng ký mở tài khoản chứng khoán Pinetree cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tải app PineX về điện thoại là có thể đăng ký được.
Thêm nữa là hiện nay, Pinetree đang triển khai ưu đãi tặng 100.000đ khi mở tài khoản chứng khoán thành công. Đây là chương trình vô cùng hấp dẫn của Pinetree và có thể sớm kết thúc nếu ngân sách chương trình hết.
Bạn hãy đăng ký tài khoản Pinetree TẠI ĐÂY NHÉ!
Nhập mã giới thiệu Pinetree fddcee59 để được nhận 100.000đ vào tài khoản chứng khoán sau khi mở tài khoản thành công.
2. Chứng khoán DNSE
Chứng khoán DNSE đi sau Pinetree nhưng cũng là một trong những công ty chứng khoán tiên phong miễn phí giao dịch cho nhà đầu tư. Hiện nay, DNSE đang cam kết miễn phí giao dịch trọn đời.
Tuy nhiên, bạn lưu ý là dù ở Pinetree hay DNSE thì việc miễn phí giao dịch chỉ áp dụng khi bạn giao dịch ở tài khoản đuôi 1 (chứng khoán cơ sở). Nếu bạn giao dịch ở tài khoản ký quỹ (có vay margin), thì bạn sẽ vẫn phát sinh phí giao dịch.
3. Công ty chứng khoán VPS
Từ 2020 tới nay, VPS là công ty chứng khoán được nhắc đến nhiều nhất trên thị trường và trở thành một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam về cả vốn và thị phần. Hiện nay, VPS nắm giữ kỷ lục với hơn 50% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh và đứng đầu thị phần giao dịch chứng khoán cơ sở trên HOSE, HNX và cả Upcom. Nói tóm lại là VPS đã soán ngôi của SSI, HSC để trở thành công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất.
VPS có hệ thống giao dịch khá đơn giản, thuận tiện và mức phí môi giới cũng hợp lý ở mức 0,13%. VPS thường xuyên miễn phí giao dịch môi giới trong 3 tháng đầu tiên cho khách hàng. Đặc biệt là VPS giờ đã hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán hoàn toàn trực tuyến. Bạn có thể đăng ký ngay một tài khoản chứng khoán VPS TẠI ĐÂY.
4. Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Công ty cổ phần chứng khoán SSI được thành lập từ năm 1999, là anh cả của làng chứng khoán. SSI là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam và có hàng chục năm liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán, cho đến khi bị VPS soán ngôi vào năm 2020.
Hiện nay, SSI vẫn là một công ty chứng khoán uy tín hàng đầu thị trường. Vì vậy rất nhiều khách hàng lâu năm, đã quen với SSI vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ dù thời gian trước đây phí giao dịch của SSI không rẻ chút nào, toàn ở mức 0,25% giá trị giao dịch. Thời gian gần đây khi bị cạnh tranh quá nhiều về thị phần thì SSI cũng bắt đầu giảm phí dịch vụ xuống 0,15% áp dụng khi khách hàng chủ động giao dịch chứng khoán online.
SSI cũng là một nhà thu xếp trái phiếu lớn nên bạn có thể dễ dàng tiếp cận các cơ hội đầu tư trái phiếu khi mở tài khoản chứng khoán ở SSI.
5. Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC)
Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) là một công ty chứng khoán chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường. HSC có nhiều sản phẩm, dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân.
Trước đây, nếu nói SSI là anh cả của làng chứng khoán thì HSC được gọi là anh hai. Lý do thì là vì HSC là đơn vị thường xuyên bám đuổi SSI trên các bảng xếp hạng thị phần môi giới chứng khoán trên thị trường.
Trong nhiều năm liên tiếp, HSC luôn là một trong 3 công ty chứng khoán có thị phần chứng khoán lớn nhất Việt Nam và được rất nhiều khách hàng tin dùng. Nhược điểm của HSC là về phí giao dịch không cạnh tranh bằng các công ty chứng khoán khác.
6. Công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương (TCBS)
TCBS không chiếm thị phần môi giới lớn nhưng mình vẫn cho rằng đây là một công ty chứng khoán rất đáng để bạn cân nhắc mở tài khoản. Lý do thì khá đơn giản là TCBS nắm thị phần lớn nhất trong mảng thu xếp vốn trái phiếu cho các doanh nghiệp. Những năm gần đây, TCBS thường xuyên chiếm tới 70% thị phần thu xếp (bán) trái phiếu cho các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Với một nhà đầu tư chứng khoán, chắc chắn sẽ có những lúc bạn có nhu cầu đầu tư trái phiếu khi không tìm được các cơ hội đầu tư cổ phiếu. Vì thế việc mở thêm một tài khoản chứng khoán ở TCBS là một ý kiến không tồi để dùng khi cần.
TCBS cũng là công ty chứng khoán có mức phí giao dịch khá rẻ 0,1%. Nhược điểm của TCBS là nằm ở giao diện sử dụng Website/ App trên Mobile phone sẽ hơi gây rối cho những khách hàng lần đầu sử dụng. Tuy nhiên, cùng với thời gian chắc chắn là bạn rồi cũng sẽ quen thôi.
Vậy nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?
Phí giao dịch là thứ sẽ bào mòn túi tiền của nhà đầu tư trong dài hạn. Đặc biệt nếu bạn giao dịch càng nhiều thì phí giao dịch sẽ càng lớn. Vì thế, ưu tiên hàng đầu là lựa chọn mở tài khoản chứng khoán ở các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch. Đó chính là Pinetree, DNSE. Hai công ty này hiện nay đều đã hỗ trợ khách hàng mở tài khoản chứng khoán 100% online.
Ngoài vấn đề về phí giao dịch thì bạn có thể cũng quan tâm tới một số vấn đề khác nữa. Ví dụ trong nhóm các công ty chứng khoán có phí rẻ này thì có Mirae Asset có dịch vụ cho vay margin với lãi suất cạnh tranh rất hấp dẫn, hay VPS là công ty có thị phần số 1 về chứng khoán phái sinh tới thời điểm này, VNDirect thì có hệ thống giao dịch chứng khoán rất thân thiện người dùng, hay TCBS thì có rất nhiều sản phẩm trái phiếu cho bạn đầu tư…
Nếu thích trải nghiệm thì bạn có thể mở nhiều tài khoản chứng khoán như mình từng làm. Mình sử dụng qua hệ thống của rất nhiều bên để có trải nghiệm và đưa ra được đánh giá giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn. Hy vọng các nội dung trong bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào tốt nhất hiện nay! Hãy bình luận dưới đây nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nhé!